Những câu hỏi liên quan
Por Vip
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 2 2022 lúc 6:14

tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:

- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 12:51

1. MỞ BÀI

Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. THÂN BÀI

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:giọt sương treo đầu ngọn cỏ;giọt mưa xuângiọt âm thanh tiếng chimTheo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.

Sơ kết:

Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c). Đánh giá chung:

c.1) Điểm chung:

Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

c.2) Điểm riêng:

Mùa xuân nho nhỏ:Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.Sang thu:Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

3. KẾT BÀI

Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
Bình luận (0)
trần thanh phong
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Phạm Quốc Thiên Sơn
27 tháng 11 2018 lúc 21:44

Trong thời bình ngày nay, không còn những cuộc chiến tranh, không còn những cuộc hành quân "xẻ dọc Trường Sơn" nên việc các lứa trẻ ít tiếp xúc với không gian, thiên nhiên bên ngoài, do đó những ánh điện đã thay thế ánh trăng, thay thế đi những cảm xúc vốn có của con người khi xưa nên các bạn trẻ dường như không "thấu" được những hàm ý cô đọng của tác giả như những câu thơ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.....". Mặt khác, các bạn trẻ đặc biệt là lứa học sinh có xu hướng thích "động tay động chân" nên khi đi qua một nhành cây thì bẻ, thích chọc tổ chim, chọc tổ ong,....những hành động đó không chỉ là sai lầm mà là một tội lỗi, tội lỗi với pháp luật và cả thiên nhiên.

Bình luận (0)
Anh Như
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 12 2021 lúc 9:56

Em tham khảo:

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết
Van Nguyen
8 tháng 3 2022 lúc 15:09

Hay

Bình luận (0)
Van Nguyen
8 tháng 3 2022 lúc 15:10

Hay

Bình luận (0)
Thái Long
Xem chi tiết
Vt A
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trí
26 tháng 9 2023 lúc 20:10

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Bình luận (0)

Khi đọc đoạn đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, cảm xúc của em vừa mơ hồ lại vừa phấn khởi như hòa vào không gian thu vắng vẻ và thơ mộng. Hiện vật là hơi ổi phả vào trong giỏ xe đã làm cho em nhận ra rằng mùa thu đã đến. Hơi ổi tượng trưng cho một nguồn cảm hứng mới, mang theo những ấm áp và thơm ngát của một mùa thu tuyệt đẹp. Em có cảm giác như sương mờ mịt chùng chình bay qua những ngõ đường, mang theo cái lạnh nhẹ của mùa thu, tạo ra một không khí ấm áp và nhẹ nhàng. Em cảm nhận được rằng mùa thu đã về, mang theo một nét đẹp và tình cảm như chưa từng có trước đây. Cảm xúc của em đối với bài thơ này là hạnh phúc và thư thái, và nó khiến em mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn về vẻ đẹp của mùa thu trong toàn bộ tác phẩm.

Bình luận (0)
nguyễn phúc hậu
Xem chi tiết
ミ★ᗩᒪIᑕE Tᖇầᑎ★彡
6 tháng 1 2022 lúc 7:49

Tham khảo:

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người

Bình luận (0)